This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Phở Hà Nội món ăn đặc sản nổi tiếng miền Bắc

Phở Hà Nội món ăn đặc sản nổi tiếng miền Bắc

Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. 
Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả.Phở là một món ăn rất tinh tế đã có từ rất lâu đời và mang rất nhiều những hương vị khác nhau tùy tay người nấu. Tuy nhiên, thành phần chính của phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy nóng và các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vắt vào nước dùng để có vị chua thanh thanh. Phở có mùi thơm kỳ lạ rất cuốn hút người ăn. Không có gì tuyệt vời hơn, một buổi sáng mùa đông lạnh, được thưởng thức một bát phở nóng rồi tiếp tục đi làm. Phở là món ăn rất dễ ăn, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể ăn được mà không sợ béo hoặc bị ngấy. Chúng ta có thể thưởng thức phở Hà Nội ở các nhà hàng sang trọng, các quán ven đường,..Ngoài phở bò, ta có thể thưởng thức các món phở khác như phở gà cũng rất ngon và hấp dẫn.
Một bát Phở Hà Nội

Điều quan trọng nhất làm nên vị ngon của món phở đó là nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm nhẹ. Để có được phần nước dùng ngon người nấu cũng cần rất cẩn thận và tỉ mỉ. Bí quyết nấu nước dùng phụ thuộc vào kinh nghiệm ẩm thực của từng người.
Ta có thể thưởng thức rất nhiều các món được làm từ phở: phở nước, phở xào, phở chiên phồng,..tuy nhiên món phở nước luôn là món ăn hấp dẫn nhất.
Các món phở khác
Đối với người Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài thì phở nước được coi là một món ăn tinh tế. Phở phải được đựng trong chiếc bát sứ thì mới thấy hết được tính ẩm thực và tính thẩm mỹ của nó. Bát phở thật hấp dẫn với rất nhiều gia vị đi kèm và các màu sắc đẹp mắt. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy ngất ngây. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Khi ăn phở, ta nên ăn chậm để cảm nhận được vị ngon của nó. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, và mùi thơm nồng của hành lá. Tất cả hòa quyện một cảnh ngọt ngào, tạo nên vị thơm ngon đặc trưng của món phở.

Phở là món ăn tinh tế và trở thành đặc trưng mang hương vị Hà Thành. Dù đi đâu hay làm gì, thì người dân Hà Nội cũng luôn mong trở về Hà Nội để được thưởng thức món ăn quen thuộc. Món phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân,..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa.
Không có từ ngữ nào có thể diễn tả một cách đầy đủ sự tinh tế và cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món phở Hà Nội. Chỉ biết rằng, đó là một món quà đặc biệt không lẫn với bất cứ món nào khác. Cuộc sống càng hiện đại, con người luôn sáng tạo để chế biến những món ăn ngon, hợp với văn hóa ẩm thực trong nước và thế giới, nhưng món phở Hà Nội chắc chắn sẽ luôn là sự lựa chọn tin cậy đối với những người dân Hà thành và các du khách khi đặt chân đến Hà Nội.

>>> có thể bạn muốn xem thêm: Cốm làng Vòng 

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Bánh tôm Hồ Tây đậm đà dư vị Hà Nội

Trong quá khứ bánh tôm là loại bánh phổ biến ở Hà Nội. Hầu hết các hồ đều có bánh tôm, nhưng bánh tôm Hồ Tây đặc biệt và nổi tiếng hơn cả. Bánh tôm được làm từ những nguyên liệu rất gần gũi với cuộc sống của người Hà Nội. 
Hà Nội thủ đô thân yêu của chúng ta, nơi giao thoa của nhiều món ngon đặc sản nổi tiếng của miền Bắc. Bánh tôm Hồ Tây bảng lảng là hình ảnh gợi nhiều nhung nhớ cho những người con xa xứ. Vì là hồ lớn nhất thủ đô nên thủy sản trong hồ nhiều vô kể. Từ những con tôm bắt từ chính lòng hồ, người dân trong vùng đã sáng tạo ra một món ăn chơi mà ngay nay trở thành món quà đắt giá của thủ đô Hà Nội: bánh tôm Hồ Tây.

Bánh tôm Hồ Tây
Hà Nôi có rât nhiều con đường mang tên các danh nhân và những sản phẩm vang tiếng đất Kẻ Chợ. Nhưng có một con đường mang cái tên đầy sức sống mà bất kì ai khi tới Hà Nội đều muốn ghé thăm: đường Thanh Niên. Ai ai mang theo niềm háo hức khi tới con đường này cũng đều muốn thưởng thức món đặc sản độc đáo nơi đây: bánh Tôm hồ Tây. Dừng chân nơi quán rộng, nếm thử một vài chiếc bánh tôm chiên giòn nóng hổi đã trở thành sở thích của nhiều thực khách khi tới với Hà Nội. Lên Hồ Tây ăn bánh tôm hay ăn bánh tôm ở Hồ Tây trở thành khẩu ngữ quen thuộc không chỉ với rất nhiều người Hà Nội mà cả người tỉnh xa có cơ hội về tìm hiểu, thăm thú ẩm thực thủ đô.
Bánh tôm nên thưởng thức ngay khi còn nóng bởi lúc đó bánh giữ được độ giòn, tôm cũng không bị tanh. Thưởng thức món bánh nhất thiết phải có nước chấm đi kèm. Đó là thứ nước chấm tổng hòa các vị chua, ngọt và cay; thêm một chút dưa góp làm từ đu đủ, cà rốt thái nhỏ ngâm giấm, làm dịu bớt vị ngậy của một món chiên là bánh tôm. Ăn bánh tôm tại Hồ Tây là thưởng thức một món ngon trong hương vị, tại nơi đẹp trong khung cảnh, dung hòa giữa con người và tạo hóa, giữa truyền thống và hiện đại. Bánh tôm đã trở thành sản vật quý giá trong di sản văn hóa Hà Nội.

Bánh tôm Hồ Tây
Trong làn gió mát dịu của Tây Hồ, trong không gian thoáng đãng ven hồ, bánh tôm Hồ Tây trở nên ngon một cách đặc biệt. Người Hà Nội vốn khéo tay, chế biến ra nhiều món ăn tinh hoa, nhưng có lẽ chỉ có bánh tôm Hồ Tây là giữ được sự bình đị, đặc biệt, ít pha tạp hiếm hoi trong thời hiện tại.

>>> có thể bạn muốn xem thêm : Bánh cuốn Thanh Trì chứ danh Hà Nội


Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Bánh cuốn Thanh Trì chứ danh Hà Nội

Bánh cuốn Thanh Trì - món ăn bình dị thân quen

Từ Bắc tới Nam đất nước đâu đâu cũng có lúa gạo, có bánh cuốn, bánh tráng nhưng có lẽ bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vẫn đặc sắc hơn cả: là bánh cuốn mỏng tang như một lớp lụa mịn màng.Không phải món ngon nào của Hà Nội cũng được coi là đặc sản đất kinh kỳ, cũng không phải đặc sản nào cũng chiếm vị trí đáng kể trong kho tàng văn hóa ẩm thực Hà thành như bánh cuốn Thanh Trì. Món quà quê dân giã mà rất đỗi tinh tế ấy đã góp phần tạo nên nét thanh lịch cho người Hà Nội. Từ Bắc tới Nam đất nước đâu đâu cũng có lúa gạo, có bánh cuốn, bánh tráng nhưng có lẽ bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vẫn đặc sắc hơn cả: là bánh cuốn mỏng tang như một lớp lụa mịn màng

Bánh cuốn Thanh Trì
Người Hà thành vốn cầu kỳ trong ăn uống nên cách làm bánh cuốn khá công phu, dù chất liệu làm bánh rất giản dị. Khi chọn được thứ gạo tẻ ngon, người làm bánh đem ngâm gạo 
khoảng ba tiếng đồng hồ rồi đem vo sạch và xay nhuyễn thành thứ bột nước trắng ngần.

Bước đầu làm cốm
Sau đó, căng tấm vải mỏng trên miệng nồi hấp rồi múc lưng muôi bột, đổ đều tay, dát mỏng bột trên mặt vải và đậy nắp vung lại. Ít phút sau, bánh chín, người thợ dùng chiếc đũa tre xọc ngang một cái, nguyên một lá bánh mỏng tang như lớp lụa mịn màng được nhắc ra, họ thoa thêm một chút mỡ hành cho bóng bẩy rồi gấp lại, rắc thêm lá hành đã phi thơm bóng mỡ lên trên. Những lá bánh cuốn xếp so le trên đĩa trông rất hấp dẫn.

Bánh cuốn Thanh Trì


Công việc tiếp theo chỉ là dùng đôi đũa tre thong thả nhấc lá bánh cuốn rồi chấm ngập đẫm vào bát nước chấm vừa có độ trong veo của nước sôi tinh khiết, màu vàng sóng sánh của nước mắm, lại có màu đỏ của ớt tươi, màu đen nhánh cay nồng của hạt tiêu, vừa có vị chua của dấm thanh pha thêm một chút chua hăng nồng của quất, đưa lên miệng. Khi vị thơm dịu, êm êm của lá bánh - như cái tình của người thợ quyện với vị cay, chua, mặn, ngọt của bát nước, như hương vị của cuộc sống, tan trong miệng.

Cũng thật lạ, ngày hôm nay, qua bao đổi thay, dù Hà Nội có hàng trăm món ngon với những hương vị quyến rũ, song thực khách, từ sang trọng cho đến tầng lớp bình dân, vẫn thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì như hương vị đặc trưng của văn hóa ẩm thực Hà thành.
>>> có thể bán muốn xem thêm: Bún chả Hà Nội


Cốm làng Vòng đặc sản Hà Nội

Cốm làng Vòng là đặc sản nổi tiếng của Hà Nội.Cốm làng Vòng một thứ quà của lúa non, mà bất kỳ ai đã từng du lịch Hà Nội mùa thu mà chưa một lần thưởng thức. Không biết tự bao giờ, Cốm làng Vòng đã quyện hoà với sắc thu Hà Nội, để trở thành nỗi nhớ của người Hà thành lúc đi xa. Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm:
” Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì

Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn! “

Cốm làng Vòng Hà Nội
Truyền thuyết nghề làm cốm làng Vòng:Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
Mùa cốm:Đặc sản “cốm làng Vòng” có từ lâu đời được làm từ nếp cái hoa vàng, một năm có hai vụ: vụ chiêm chỉ có cốm vào tháng tư. Vì đây là trái vụ nên cốm của vụ chiêm không mấy hấp dẫn. Muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa, bắt đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội
Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.
Mùa thu - mùa cốm Hà Nội
Quy trình làm cốm cổ truyền
Nguyên Liệu: Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp hoa vàng  và là loại lúa non, nhưng không non quá vì sẽ làm cốm bị nát, cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon.
Sàng Lọc Thóc: Lúa mới gặt về cần được tuốt, lấy thóc. Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép. 

Những bước đầu làm cốm

Rang Thóc: Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc, hiện chảo rang thóc để làm cốm có gắng theo mấy đảo tự động. Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc. Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt "2 quằn 3 róc", tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được.
Rang cốm 
Giã Cốm: Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối. 

Người dân đang giã cốm
Thành Phẩm Cốm làng Vòng: Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.
Thành quả cốm làng Vòng
Cốm được sản xuất ở nhiều nơi, xong chỉ có cốm làng Vòng mới là ngon nhất, và là thứ quà tao nhã dịp thu về. Chỉ có cốm của người làng Vòng, chứ không phải cốm mễ trì, hay nơi khác mới được ca tụng trong thơ ca. Người làng Vòng có cách làm cốm với bí quyết riêng, chỉ có cốm làng Vòng mới thật thơm hương, ngọt vị, lên sắc. Cốm làng Vòng, cùng hương hoa sữa, gió heo may, và những bài hát hòa quyện vào nhau làm lên một mùa thu Hà Nội lãng mạng, một nét văn hóa đã khắc sâu vào tâm hồn của người Hà Thành xưa và nay.

>>> có thể bạn muốn xem thêm : Bún chả Hà Nội 




Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Bún chả Hà Nội

Bún chả Hà Nội là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Với một phong cách ẩm thực không cầu kỳ hay kiểu cách, Bún chả Hà Nội đã trở thành món ăn đặc sắc mà ai khi đi xa dù tận miền viễn sứ cũng nhớ về hương vị quê nhà, hay đối với những du khách một lần đến và thưởng thức cũng để lại những ấn tượng khó quên.

Bún chả Hà Nội
Bún chả Hà Nội thường có cùng một lúc 2 loại chả là chả băm và chả miếng. Chả băm được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ớp trộn với muối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm, đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước. Tùy vào độ tươi của thịt, sau khi trộn gia vị nếu thấy thịt có vẻ hơi khô thì cho thêm một chút dầu sao cho miếng thịt dễ dàng kết dính khi vo nắn thành miếng cỡ 2 ngón tay rồi nhấn cho hơi dẹp lại. Nếu thích cầu kỳ hơn thì gói ngang mỗi miếng chả là một lần lá chuối rồi mới nướng, miếng chả sẽ không bị sạm và thơm hơn.

Chả băm nướng
Còn chả miếng thường dùng thịt ba chỉ (ba rọi) thái mỏng ướp gia vị tương tự chả viên và nướng vàng trên than củi. Sau khi tẩm ướp, cả hai loại chả này có thể được nướng riêng hoặc nướng chung trong một kẹp thép trên than củi hồng. Lò than phải nhỏ và trong lò chỉ có một ít than thôi. Như thế miếng chả sẽ được nướng vàng rộm, chín vừa vặn và ngậy mùi.

Chả miếng nướng
Bún để ăn chả phải là loại bún trắng, sợi mảnh. Kế đến, pha nước chấm cho món bún chả cũng là cả một nghệ thuật và còn được ví như là “linh hồn” của món ăn này. Phải chọn loại nước mắm thật ngon, thêm tỏi, chanh hoặc dấm cùng với đường, ớt, tiêu... sao cho nước chấm chỉ vừa độ, không quá cay mà cũng không quá ngọt hay quá đậm. Có thể tôn thêm hương vị của bát nước chấm bằng cách cho vào những miếng đu đủ xanh thái lát mỏng có hình vuông nhỏ đã được bóp muối và ngâm dấm cho thật sạch nhựa và thật mềm. Cuối cùng, món Bún chả sẽ phần nào mất đi hương vị đặc trưng và sự phong phú của nó nếu thiếu món rau sống để ăn kèm như rau xà lách, mùi tàu, mùi ta, tía tô, rau ngổ, kinh giới... Tất cả các gia vị này khiến cho món Bún chả càng thêm gợi cảm, càng thêm mê hoặc lòng người

Bún và nước chấm
Có thể nói, Bún chả đã trở thành món ăn rất đỗi quen thuộc với Hà Nội trong cuộc sống hằng ngày, mang đậm nét văn hóa địa phương. Ngày nay, Bún chả Hà Nội đã có mặt ở mọi nơi và được nhiều người ưa thích. Riêng với người Hà Nội, dù sống ở đâu cũng không bao giờ quên món ăn truyền thống này.


 >>>>> có thể bạn muốn xem thêm: Phở Hà Nội món ăn đặc sản miền Bắc